Động thái này diễn ra sau khi một tòa án Seoul cho rằng Netflix nên hồi đáp lại cho nhà cung cấp dịch vụ Internet, ngoài ra nhiều nhà lập pháp Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối việc các nhà cung cấp nội dung như Netflix không trả tiền sử dụng mạng mặc dù tạo ra lưu lượng truy cập bùng nổ.
Netflix cho biết họ sẽ xem xét yêu cầu bồi thường của SK Broadband, đồng thời mong muốn đối thoại và khám phá các cách thức hợp tác với SK Broadband trong thời gian chờ đợi để đảm bảo khách hàng không bị ảnh hưởng.
Sự phổ biến của loạt phim ăn khách "Squid Game" và các dịch vụ khác đã nhấn mạnh vị thế của Netflix như một nền tảng tạo lưu lượng dữ liệu lớn thứ hai của Hàn Quốc sau YouTube, nhưng cả hai nền tảng này đều không phải trả phí sử dụng mạng, phía SK cho biết các công ty công nghệ khác như Amazon, Apple và Facebook đều đang trả tiền.
Vào tháng 9, lưu lượng dữ liệu của Netflix do SK xử lý đã lên đến 1,2 nghìn tỷ bit dữ liệu được xử lý mỗi giây, điều này bắt nguồn từ sự thành công của một số loạt phim Hàn Quốc được phát hành trên Netflix như "Squid Game" và "D.P."
SK Broadband cho biết Netflix phải trả tiền cho việc sử dụng mạng của SK kể từ khi nền tảng phát trực tuyến của Mỹ bắt đầu sử dụng đường truyền chuyên dụng của SK từ năm 2018 để cung cấp nội dung video độ nét cao, dữ liệu lớn cho khách hàng ở Hàn Quốc từ các máy chủ ở Nhật Bản và Hong Kong.
Năm ngoái, Netflix đã đưa ra một vụ kiện về việc liệu họ có bất kỳ nghĩa vụ nào phải trả tiền SK cho việc sử dụng mạng hay không, lập luận rằng nghĩa vụ của Netflix chỉ kết thúc với việc tạo ra nội dung và để nó có thể truy cập được.
Công ty Mỹ cho biết các chi phí của SK đã phải chịu trong khi thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng với người dùng Internet là "miễn phí theo nguyên tắc".
Nhưng Tòa án Quận Trung tâm Seoul đã ra phán quyết chống lại Netflix vào tháng 6, nói rằng SK được xem là cung cấp "một dịch vụ được cung cấp với chi phí" và việc Netflix "có nghĩa vụ cung cấp thứ gì đó để đổi lại dịch vụ là hợp lý ".
SK ước tính phí sử dụng mạng mà Netflix cần phải trả lên tới 27,2 tỷ won (22,9 triệu USD) chỉ tính riêng trong năm 2020, tài liệu của tòa án cho biết. Netflix đã kháng cáo lại phán quyết, với các thủ tục mới sẽ bắt đầu vào cuối tháng 12.
Netflix cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư rằng họ đã góp phần tạo ra khoảng 16.000 việc làm ở Hàn Quốc, xuất phát từ khoản đầu tư khoảng 770 tỷ won, cũng như hiệu quả kinh tế khoảng 5,6 nghìn tỷ won.
(Theo Ngày Nay, Reuters)
Ủy ban Bảo vệ Thông tin Cá nhân Hàn Quốc đã phạt Facebook, Netflix, Google và yêu cầu họ khắc phục một số vấn đề đã được kết luận trước đó. Facebook bị phạt nặng nhất với mức 6,46 tỷ won.
" alt=""/>Nhà mạng Hàn Quốc kiện Netflix vì loạt phim 'Squid Game'Show cũng liên tục nắm giữ vị trí số 1 trên bảng xếp hạng các chương trình giải trí được yêu thích nhất trong suốt thời gian phát sóng và nhận giải "Chương trình giải trí được yêu thích nhất" của Giải thưởng nghệ thuật Baeksang Hàn Quốc năm 2022.
Mùa mới nhất của chương trình được ra mắt vào tháng 8/2022 duy trì vị trí đứng đầu trong xu hướng giải trí tại xứ sở kim chi. Show quy tụ những nghệ sĩ ngôi sao K-pop hàng đầu như BoA, Winter (aespa), Jessi, Hwasa, Sunmi, PSY và ChungHa…
Theo BTC, phiên bản Việt được kỳ vọng sẽ tiếp nối sự thành công vang dội của show gốc Hàn Quốc. Với tên gọi Nữ hoàng vũ đạo đường phố, chương trình sẽ là nơi thi tài vũ đạo dành riêng cho nữ, dự kiến lên sóng cuối tháng 7 tới.
"Việt Nam là quê hương của nhiều tài năng nhảy và mục tiêu của chúng tôi là tìm ra những ngôi sao mới. Bằng kinh nghiệm sản xuất truyền hình thông qua việc biến Street Woman Fighter trở thành một hiện tượng ở Hàn Quốc, ê-kíp cam kết tạo ra nội dung chất lượng cao, kết nối và đáp ứng thị hiếu của khán giả ở cả Hàn Quốc và Việt Nam”, đại diện phía Hàn Quốc cho biết.
![]() | ![]() |
Ngay khi thông tin chương trình sẽ có phiên bản Việt, hàng loạt các nghệ sĩ và nhóm nhảy đình đám Hàn Quốc đã chia sẻ sự háo hức cũng như ủng hộ dành cho các nhóm nhảy ở Việt Nam như: “Nữ hoàng K-Pop” BoA, Kang Daniel - Quán quân Produce 101, BEBE (Quán quân mùa 2 của Street Woman Fighter), 1Million, AIKI (trưởng nhóm nhảy Hook) hay biên đạo nổi tiếng Monika…
Chương trình gồm 6 nhóm nhảy sẽ tranh tài cùng nhau qua các vòng để giành về danh hiệu nhóm nhảy nữ hàng đầu Việt Nam cùng với giải thưởng có giá trị lên đến 1 tỷ đồng. Hiện chương trình đang tìm kiếm các dancer tài năng, bất kỳ ai đam mê vũ đạo từ cá nhân cho đến nhóm nhảy đều có thể đăng ký tham gia.
Việc gián đoạn chủ yếu liên quan đến thiếu hụt nguồn cung mô-đun máy ảnh trên bốn mẫu iPhone 13. Nguồn tin từ chuỗi cung ứng trước đó dự báo việc ra mắt iPhone 13 năm nay sẽ tương đối suôn sẻ do những thay đổi trên thiết bị không đáng kể và Apple đã dự trữ nhiều linh kiện quan trọng.
Tuy nhiên, nếu như năm ngoái, bộ chống rung hình ảnh quang học (OIS) chỉ có mặt trên iPhone 12 Pro Max, năm nay, nó lại xuất hiện trên cả bốn mẫu. Điều đó đặt các nhà cung ứng vào tình thế phải đẩy mạnh sản xuất mà không được làm giảm chất lượng trong bối cảnh khó khăn vì Covid-19.
Cảm biến OIS trên máy ảnh giúp người dùng quay phim, chụp ảnh nét hơn ngay cả khi đang chuyển động. Đây là một bước tiến so với các ống kính đời trước.
Theo một nguồn tin của Nikkei, các đơn vị lắp ráp vẫn sản xuất iPhone 13 song lượng dự trữ mô-đun camera đang ở mức thấp. Tình hình có thể cải thiện từ giữa tháng 10.
Website Apple ghi rõ, thời gian chờ giao hàng iPhone 13 Pro màu Sierra Blue dung lượng 512GB là tối đa 5 tuần tại Trung Quốc, tại Nhật Bản là 5 tuần và tại Mỹ là 4 tuần. Ngay cả thời gian giao hàng của iPhone 13 mini cũng là từ 7 tới 10 ngày tại ba thị trường kể trên.
Như nhiều doanh nghiệp khác, Apple phải đối phó với cuộc khủng hoảng chip và linh kiện chưa có tiền lệ trong cả năm. Công ty phải chuyển đổi một số chip vốn dành cho iPad sang iPhone 13. Điều đó dẫn tới thời gian giao iPad và iPad mini mới cũng kéo dài hơn dự kiến. Apple giới hạn người dùng tại Trung Quốc chỉ được mua 2 iPad mới, dấu hiệu cho thấy nguồn cung đang căng thẳng.
Trong lúc này, nhiều đối tác Apple đối diện với một vấn đề khác, đó là vài thành phố thuộc tỉnh Giang Tô, Triết Giang và Guảng Đông – nơi tập trung nhiều nhà sản xuất công nghệ - thực hiện chính sách cắt giảm điện công nghiệp. Họ phải tạm dừng hoặc giảm hoạt động sản xuất từ 26/9 đến hết tháng.
Theo Nikkei, các đối tác lắp ráp iPhone lớn – Foxconn, Pegatron và Luxshare – chưa bị ảnh hưởng lớn từ chính sách cắt điện. Tuy vậy, chuỗi cung ứng bị đe dọa vì dừng sản xuất tại các nhà sản xuất nguyên vật liệu, linh kiện, mô-đun. Các nhà cung ứng lo ngại tháng sau sẽ đón một đợt cắt điện bất ngờ khác.
Du Lam (Theo Nikkei)
Các nhà sản xuất cảnh báo quy định hạn chế cung ứng điện tại Trung Quốc sẽ tàn phá hơn nữa chuỗi cung ứng công nghệ trước mùa cao điểm.
" alt=""/>iPhone 13 đến tay khách hàng muộn hơn do Covid